Tại Sao Phải Nhổ Răng Khôn?

Tại Sao Phải Nhổ Răng Khôn?

Nếu đã từng trải qua thời kì mọc răng khôn, hẳn bạn sẽ không thể quên được những cơn đau liên tiếp cho đến khi răng mọc đầy đủ. Đa số các bác sĩ sẽ khuyến cáo nhổ răng khôn, Nhưng đã bao giờ bạn thử tìm hiểu lý do tại sao chưa?

Tóm tắt răng khôn là gì?

Răng khôn còn được gọi là răng số 8, cũng là những răng hàm vĩnh viễn mọc sau cùng. Dù chân răng xuất hiện từ rất sớm (khi bạn khoảng 4-5 tuổi), nhưng chỉ đến khi bạn ở tuổi trưởng thành (16-25) thì những răng này mới bắt đầu hoàn thiện.

Lúc này, hàm răng của bạn đã mọc đủ 28 răng vĩnh viễn, do đó thường không còn đủ chỗ cho sự xuất hiện của răng khôn, dẫn đến răng khôn mọc lệch, mọc sai, gây nhiều biến chứng nguy hại. Không chỉ vậy, trong suốt quá trình mọc răng khôn, hàm răng của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng nguy hại.

Tại sao phải nhổ răng khôn?

Những vấn đề có thể gặp khi mọc răng khôn

1. Sưng nướu

Nhiều răng khôn mọc kẹt do không đẩy được lợi để trồi lên,  không chỉ gây đau đớn mà còn khiến lợi bị sưng, làm giảm khả năng ăn uống.

 

2. Viêm nhiễm

Răng khôn không mọc đúng dễ dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm, sưng nướu, đóng mủ (hay áp xe) hoặc nha chu gây nhiều khó chịu, hôi miệng và thậm chí bị cứng hàm.

Răng viêm nhiễm lâu ngày có thể gây ra nhiễm trùng huyết, phá huỷ xương răng và gây ảnh hưởng đến các răng lân cận. Ngoài ra, một số trường hợp răng khôn mọc sai còn dẫn đến viêm mô tế bào.

 

3. Sâu răng

Khi răng khôn mọc lệch tựa vào răng hàm số 7 có thể làm kẹt thức ăn, lâu ngày dẫn đến sâu răng. Ngay cả trường hợp răng khôn mọc thẳng bạn cũng vẫn có khả năng bị sâu răng bở những răng này nằm ở tận trong cùng, khó vệ sinh nên dễ bị mảng bám tấn công.

 

4. Răng khôn mọc ngầm:

Răng mọc ngầm trong xương hàm dễ ảnh hưởng đến xương hàm và những răng kề cận, nếu không được can thiệp chuyên môn kịp thời có thể dẫn đến tiêu xương hàm, gẫy xương hàm hoặc rụng răng.

 

5. Răng mọc lệch

Răng khôn mọc lệch sẽ chèn ép lên số 7, gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến khớp cắn. Trong trường hợp xấu có thể làm răng số 7 bị lung lay hoặc rụng đi.

 

6. Nang và u lành

Sẽ ra sao nếu răng khôn không không thể mọc lên? Trong trường hợp xấu nhất, nang hoặc u lành có thể xuất hiện. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì trường hợp hiếm khi xảy ra.

 

7. Ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh

Trong một số trường hợp răng khôn không được chữa trị kịp thời bị nhiễm trùng và lây lan sang các khu vực xung quanh như tai, má, cổ, mắt,.. rất nguy hiểm.

Vì những biến chứng kể trên mà đa số nha sĩ sẽ khuyên bạn đi kiểm tra răng định kỳ trong khoảng 16 – 25 tuổi để kiểm tra quá trình xuất hiện của răng khôn đồng thời có những cách chữa trị kịp thời. Theo thống kê, có khoảng 85% trường hợp răng khôn được chỉ định nhổ.

ảnh hưởng của răng khôn

Tuy nhiên, một số trường hợp mọc răng khôn chỉ bị sưng viêm nhẹ, bạn có thể không cần nhổ răng mà chỉ cần dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong quá trình răng khôn mọc, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay để được thăm khám. Hiện nay việc nhổ răng khôn khá phổ biến và luôn được đảm bảo kết quả bởi những trung tâm tiên tiến hiện đại.

Quá trình nhổ răng khôn khá đơn giản, bao gồm 3 giai đoạn chính: gây tê, phẫu thuật và hậu phẫu. Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng. Bạn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm nhiễm, đồng thời điều chỉnh lịch vệ sinh răng miệng và thay đổi một số thói quen ăn uống để bảo vệ hàm răng.