Hàn Răng
Hàn răng là gì?
Hàn răng thực chất là sử dụng vật liệu nhân tạo để lắp vào khoảng trống của răng sau khi bị mất mô răng. Đây là phương pháp khá phổ biến trong nha khoa và nó hoàn toàn không xâm lấn sâu vào răng cũng như các tổ chức quanh răng nên phương pháp này được đánh giá là an toàn và hiệu quả.
Hàn răng thường đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo 2 mục đích:
Thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ là một trong những yếu tố hàng đầu mà hàn răng mang lại cho khách hàng. Những trường hợp răng bị sứt mẻ, va đập do tai nạn hay ăn nhai, răng bị xỉn màu mòn men hoặc những khe răng thưa làm bạn mất tự tin khi giao tiếp đều có thể được khắc phục bằng phương pháp hàn răng.
Hỗ trợ điều trị bệnh lý
Hàn răng là phương pháp được các nha sĩ khuyến khích sau khi bạn mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng,… Phương pháp hàn răng sẽ giúp bạn:
– Bảo vệ ngà răng cũng như cấu trúc của răng, tránh tình trạng ngà răng bị kích ứng gây ê buốt răng.
– Che chắn cho răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn để bệnh không tái phát.
– Hàn răng để tránh làm cho thức ăn nhét vào phần răng bị mất, đề phòng tình trạng hôi miệng có thể xảy ra.
– Hàn răng để tránh tình trạng, đảm bảo cho bệnh nhân ăn nhai bình thường.
Sử dụng vật liệu nào để hàn răng?
Composite hay amalgam, xi-măng silicat, sứ là những vật liệu trám phổ biến nhất. Nếu như composite thường áp dụng cho răng cửa bởi màu sắc tự nhiên như răng thật thì xi măng silicat thường dùng để trám cổ răng bị mòn, amalgam có độ chịu lực cao, chịu mòn tốt sẽ được áp dụng để trám cho răng hàm.
Những chất liệu dùng trong phương pháp hàn răng là những chất liệu có tính tương đồng với ngà răng sinh lý và được FDA kiểm chúng an toàn sinh lý với răng.
Quy trình hàn răng gồm những bước nào?
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ tiến hành khám tổng quát khoang miệng và răng cần hàn để xác định tình trạng răng. Nếu răng bị sâu hay viêm tủy cần điều trị bệnh lý trước khi trám. Bác sĩ sẽ chụp X – quang răng cụ thể để xác định mức độ răng sâu nặng hay nhẹ ra sao, vết sâu đã ăn vào đến cấu trúc của răng chưa hay chỉ mới chớm sâu để lên phác đồ điều trị sâu răng phù hợp nhất.
Bước 2: Đưa chất liệu hàn lên răng
Sau khi vệ sinh sạch vùng răng cần hàn, bằng dụng cụ chuyên dụng,bác sĩ đưa vật liệu hàn lên răng vỡ, mẻ để bắt đầu trám bít.
Bước 3: Tạo hình chất liệu hàn
Vật liệu hàn được bác sĩ thao tác vừa khít với vết răng hỏng, tạo hình răng như thật và thẩm mỹ nhất.
Bước 4: Chiếu đèn
– Tiến hành chiếu đèn để đông cứng vật liệu hàn nhằm duy trì tạo hình răng bền chắc.
– Thời gian để hàn 1 đơn vị răng mất khoảng 20-30 phút tùy vào tình trạng của răng trước khi hàn.
Lưu ý sau khi hàn răng
– Khi hàn răng xong, sau 2 tiếng bạn mới được ăn nhai để chỗ hàn có thể đông đặc lại.
– Sau khi hàn xong có triệu chứng đau nhức, sưng thì phải thông báo cho bác sĩ điều trị.
Trẻ em có thể hàn răng hay không?
Có nhiều câu hỏi hỏi rằng nếu trẻ em khoảng 3 tuổi, khi đã mọc răng sữa thì có nên hàn răng khi bị sâu răng hay không? Câu trả lời là có.
Mặc dù răng của bé lúc này là răng sữa và sẽ thay răng khi lớn lên, nhưng nếu một chiếc răng bị sâu mà không được điều trị sẽ rất ảnh hưởng đến răng trưởng thành sau này của bé.
Các nguy cơ xảy ra với sâu răng ở trẻ em:
– Răng sâu gây đau, dẫn đến việc lười ăn ở trẻ, ảnh hưởng yếu tố hấp thu dinh dưỡng.
– Răng bị sâu quá nặng ảnh hưởng đến hình thành răng vĩnh viễn. Răng mọc mới khó giữ được cấu trúc đều đẹp.
– Một số trường hợp sâu răng dẫn đến sốt cao và biến chứng khó lường.
Hàn răng có bền hay không và có đẹp hay không sẽ phụ thuộc ít nhiều vào việc bạn lựa chọn trung tâm nha khoa cho mình. Công nghệ hàn răng càng cao, càng tiên tiến hiện đại sẽ mang lại hiệu quả hàm răng thẩm mỹ càng cao cho ngươi sử dụng.
Đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Nha khoa AquaCare có tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm sẽ đảm bảo hơn về hiệu quả khi hàn răng, khắc phục răng xấu.
Mọi vấn đề cần được tư vấn thêm về Dịch vụ Hàn Răng bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa AquaCare để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tình và miễn phí từ đội ngũ Y Bác sĩ Hàn răng chuyên nghiệp của chúng tôi.