Quy Trình Nhổ Răng Khôn Có Đau Không?
Trong hầu hết các ca, bác sĩ đều khuyên bạn nhổ những chiếc răng khôn mọc lệch để tránh biến chứng ảnh hưởng đến hàm răng. Nhổ răng khôn là một ca tiểu phẫu, tuy phức tạp hơn nhổ những răng khác nhưng có thể đươc thực hiện nhanh chóng. Cùng với tiến bộ trong y học hiện đại, nhổ răng khôn hoàn toàn đơn giản và không gây đau đớn.
Có cần phải nhổ răng khôn không?
Răng khôn là răng hàm vĩnh viễn cuối cùng (răng số 8) và vốn có thể mọc bình thường như bao chiếc răng khác. Tuy nhiên, dù chân răng khôn xuất hiện từ rất sớm nhưng mãi đến khi bạn ở lứa tuổi trưởng thành (từ 16 – 25 tuổi), những chiếc răng này mới bắt đầu hoàn thiện. Lúc này hàm răng vốn đã mọc đủ 28 răng vĩnh viễn sẽ không còn đủ chỗ cho răng khôn. Việc mọc răng khôn lúc này thường rơi vào tình trạng mọc sai, mọc lệch.
Mọc răng khôn bị sai lệch rất dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như sưng nướu, mưng mủ, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng hàm số 7 khiến răng này bị lung lay, rụng hoặc tiêu xương… Tình trạng biến chứng càng lâu thì hậu quả càng nguy hại cho hàm răng và những bộ phận xung quanh như xương hàm, má,… Phát hiện tình trạng răng khôn mọc sai lệch càng sớm để loại bỏ là cách tốt nhất để bạn tránh được những biến chứng trên.
Quy trình nhổ răng khôn có đau không?
Đây có lẽ là một câu hỏi lớn đối với những ai chuẩn bị bước vào ca nhổ răng khôn. Câu trả lời là, bạn không nên quá lo lắng vì nhổ răng khôn chỉ là một ca tiểu phẫu đơn giản và không gây nhiều đau đớn.
Một quy trình nhổ răng khôn thường có 5 bước chính:
1. Thăm khám
Đây là bước quan trọng giúp nha sĩ xác định được tình trạng mọc lệch của răng hiện đang ở mức độ nào, nguy hiểm ra sao, có ảnh hưởng đến các răng bên cạnh hay chưa, có xuất hiện mưng mủ hay nhiễm trùng chưa,… Từ đó đưa ra cách xử lý răng khôn phù hợp.
2. Kiểm tra hàm mặt
Với máy chụp X-Quang, nha sĩ sẽ có một hình ảnh rõ ràng khuôn hàm mặt của bạn để xác định được tổn thương răng khôn mà bạn đang gặp phải, đồng thời cho phép bạn xem sự thay đổi trong toàn bộ quá trình điều trị. Đối với những trường hợp khó hơn như răng khôn mọc ngầm, mọc lệch nhiều hoặc chèn ép lên dây thần kinh liên kết, bác sĩ có thể sẽ phải chụp X-Quang 3D.
3. Sát khuẩn và gây tê
Đây là một bước nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong thành công của bất kì ca nhổ răng nào. Tuỳ vào mỗi ca mà nha sĩ sẽ chỉ định làm vệ sinh răng miệng hoặc cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn trên bề mặt răng, tránh tối đa tình trạng nhiễm khuẩn. Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành gây mê cục bộ khu vực răng khôn cần nhổ. Liều lượng thuốc tê cũng được điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng của mỗi người.
4. Nhổ răng khôn
Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác tách nướu nhanh và vừa đủ chuẩn để làm lộ chân răng khôn, sau đó dùng mũi siêu âm cắt đứt dây chằng nha chu rồi lấy răng khôn ra khỏi xương hàm. Thường một ca nhổ răng khôn chỉ mất 15-20 phút và không hề có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình nhổ. Sau khi răng khôn được lấy ra, bác sĩ sẽ cầm máu cho bạn và tiến hành khâu vết thương nếu cần. Máu sẽ ngưng chảy khoảng 10-20 phút sau đó.
5. Khám tổng quát lần cuối
Nha sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn lần cuối để chắc chắn ca mổ thành công và không còn tổn thương nào khác. Nha sĩ cũng sẽ kê cho bạn một liều thuốc để uống sau khi thực hiện tiểu phẫu (thường là thuốc khám viêm và giảm đau).
Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý theo sát chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị đúng liều lượng và vệ sinh răng miệng để vết thương nhanh lành hơn.
Nha sĩ sẽ chỉ định bạn tái khám kiểm tra vị trí vết thương đã lành chưa hoặc có bị viêm nhiễm gì không. Phát hiện sớm những triệu chứng bất thường sau tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ giúp bác sĩ khắc phục hiệu quả hơn. Nếu bạn đã thực hiện khâu vết thương trước đó thì bác sĩ sẽ cắt chỉ cho bạn trong những lần tái khám này.
Với những phương pháp hiện đại trong nha khoa, nhổ răng khôn được thực hiện đơn giản và không gây nhiều đau đớn. Chọn lựa những trung tâm nha khoa uy tín không chỉ đem lại cho bạn sự yên tâm mà còn được thực hiện nhổ răng nhanh gọn bởi các nha sĩ có tay nghề cao.