Trồng Răng Giả

Trồng Răng Giả

Trồng răng giả những điều cần biết trước và sau khi trồng

 

Trồng răng giả có bao nhiêu loại? Trồng răng giả có đau không? Trồng răng giả tháo lắp, trồng răng giả cố định, trồng răng cắm ghép Implant.

 

Khi nào thì cần trồng răng giả?

– Bạn bị mất 1 hoặc nhiều răng.

– Răng bị thưa, kẽ hở rộng, nhiều.

– Răng bị tổn thương, bị vỡ, bị mẻ.

 

Những trường hợp không nên trồng răng giả

– Người dưới 16 tuổi chưa nên trồng răng, vì hộp sọ vẫn đang phát triển, nếu trồng răng trong độ tuổi này có thể dẫn đến các lệch lạc, sai khớp cắn về sau.

– Người có bệnh nha chu, viêm lợi cần điều trị khỏi bệnh trước khi tiến hành trồng răng. Nếu tổ chức lợi không đủ khỏe mạnh, răng giả sẽ không có chỗ bám vững chắc, dễ lung lay, cập kênh sau này.

 

Trồng răng giả có bao nhiêu loại:

 

Trồng răng giả tháo lắp:

Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp mất mmotj răng, nhiều răng hoặc mất hết toàn bộ răng, đặc biệt là những người cao tuổi. Răng giả được đeo dính vào hàm nhờ vào các móc kim loại vài vào những răng thật để nướu giả bám chặt vào lợi và giữ răng không bị rớt khi ăn uống, nói cười.

Bạn có thể chọn răng giả tháo lắp bán phần để thay thế một số răng mất hoặc răng giả tháo lắp toàn phần để thay thế toàn hàm. Hàm giả tháo lắp có 3 loại gồm: Nhựa cứng, nhựa dẻo và khung tháo lắp bằng kim loại titan, inox, hợp kim. Quá trình thực hiện đơn giản, trồng răng giả không gây đau nhức cho bệnh nhân và răng giả có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.

Ưu điểm: Trồng răng giả tháo lắp có giá thành rẻ hơn so với răng cố định, có thể tháo ra để vệ sinh răng giả, có thể trồng thêm răng vào mà không cần bỏ răng cũ.

Nhược điểm: hàm giả tháo lắp dễ rơi ra, vướng víu hơn trồng răng giả cố định. Đeo hàm giả lâu ngày dễ bị teo nướu, hở nướu, viêm nướu lợi, làm hư răng thật vì các móc cài vào răng thật thường xuyên tháo ra lắp vào cọ xát với răng thật. Do đó, bác sĩ khuyên chỉ nên làm răng giả tháo lắp khi răng mất quá nhiều không thể trồng cố định hoặc làm tạm thời để chờ có điều kiện trồng răng cố định.

 

Trồng răng giả cố định:

 

Hay mọi người thường quen gọi là bọc răng sứ (thật ra còn có thể làm bằng kim loại hoàn toàn để giảm chi phí nhưng sẽ không đẹp bằng răng sứ). Cách này thì phổ biến nhưng có hạn chế về mặt chỉ định. Bởi vì nó được giữ cố định nhờ răng thật bên cạnh nên nếu chỉ còn 1 răng hàm nằm phía sau khoảng mất răng và răng hàm này mọc ngay ngắn, có thể sử dụng để làm phần giữ cho răng giả thì mới có thể làm được

Ưu điểm: Vững chắc, chức năng nhai gần như răng thật.

Khuyết điểm: Nguy cơ sâu răng và nha chu, phải mài răng thật ở hai bên khoảng mất răng, xương hàm nơi mất răng cũng tiêu dần. Trường hợp mất răng lâu ngày gây tiêu xương nhiều thì làm cầu răng không thẩm mỹ, mất răng không có răng trụ phía xa cũng không làm được cầu răng.

 

Trồng răng Implant

 

Đây cũng là phương pháp trồng răng giả cố định nhưng răng giả được giữ nhờ trụ implant thay thế cho chân răng thật. Kỹ thuật implant được chỉ định cho trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.

Với phương pháp này, trụ implant làm bằng titan sẽ được cấy ghép vào vị trí răng cần phục hình, chờ cho đến khi trụ này tích hợp với xương hàm. Lúc này, trụ impplant giống như thân răng thật, sau đó nha sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ, đem lại cho bạn hàm răng chắc khỏe, đều đặn như răng thật.

Ưu điểm: Trồng răng giả cố định bằng kỹ thuật implant không gây đau đớn cho bệnh nhân, chỉ nhẹ nhàng giống như một ca nhổ răng. Thêm vào đó, răng cấy ghép có thể tồn tại suốt đời và bệnh nhân không bị tình trạng tiêu xương hàm như hàm giả tháo lắp hay làm cầu răng. Bệnh nhân ăn nhai tốt, phát âm dễ dàng, thoải mái như răng thật.

Nhược điểm: Nha sĩ thực hiện cần được đào tạo chuyên sâu về cấy ghép implant, có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm mới đảm bảo kết quả cấy ghép thành công. Chi phí ca trồng răng giả bằng phương pháp implant cao hơn nhiều so với kỹ thuật hàm giả tháo lắp, làm cầu răng.

 

Những lưu ý bạn cần biết trước khi trồng răng sứ

Để kết quả trồng răng sứ được hiểu quả nhất có thể, bạn nên biết những lưu ý khi trồng răng sứ sau:

– Răng sứ không bị đổi màu: Bạn có thể hoàn toàn yên tâm trồng răng sứ mà không phải lo lắng các nguyên nhân tác động đến như là bị ngả màu hay oxy hóa.

– Tuổi thọ của răng sứ trung bình từ 7 – 10 năm: Kỹ thuật trồng răng sứ hiện nay cho phép tạo ra những chiếc răng sứ tự nhiên như thật, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn tốt về độ bền, lực nhai… với tuổi thọ trung bình từ 7-10 năm, thậm chí hơn.

Bảo quản răng sứ như răng thật: Việc chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng sứ hoàn toàn không có sự khác biệt so với trước đó. Bạn chăm sóc răng thật như thế nào thì hãy chăm sóc răng sứ như thế ấy, từ việc chải răng, dùng chỉ nha khoa, cạo vôi, đánh bóng răng cho đến việc thăm khám nha khoa định kì 3-6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường.

– Vấn đề hơi thở khi trồng răng sứ: Nếu bạn không mắc bệnh hôi miệng thì khi trồng răng sứ bảo quản tốt sẽ không ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Đặc biệt, khi trồng răng sứ bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ tốt nhất.

– Đường chỉ đen tại viền nướu răng: Một số trường hợp có đường đen như sợi chỉ tại vền nướu. Hiện tượng này có thể do một trong hai nguyên nhân gây ra: một là do mô nướu mỏng, nếu muốn cải thiện bạn nên yêu cầu bác sĩ trồng toàn răng sứ cho mình; hai là do hiệu ứng sáng tạo thành.

Cấy ghép Implant khi nào: Cấy ghép Implant thích hợp cho các trường hợp mất răng toàn hàm. Nếu như bạn còn trẻ, bạn nên chọn cấy ghép Implant thay vì sử dụng phục hình tháo lắp, bởi tuy Implant có chi phí cao hơn nhưng lại cho kết quả hoàn hảo.