Nên Cấy Ghép Implant Hay Làm Cầu Răng Sứ

Nên Cấy Ghép Implant Hay Làm Cầu Răng Sứ

Khi bị mất một hay nhiều răng, bạn cần phải bổ sung răng mới vào chỗ trống kịp thời để tránh những biến chứng sau này. Tuy nhiên giữa cấy ghép Implant và làm cầu răng sứ, bạn nên chọn phương pháp nào? Hãy đọc bài viết sau để đưa ra lựa chọn đúng nhất cho mình nhé.

Cấy ghép Implant là gì?

Implant là một trụ nhỏ bằng titanium được thiết kế hình dáng giống chân răng. Khi Implant được cấy ghép vào xương hàm, chúng sẽ làm chân răng giả để nâng đỡ cho cầu răng, mão hoặc răng giả. Thường sau khoảng 3-6 tháng, xương sẽ bám chặt xung quanh Implant, khiến cho chân răng giả này chắc chắn không kém gì chân răng thật.

Quy trình cấy ghép Implant gồm 3 bước đơn giản:

  • Bước 1: Cấy ghép implant vào xương hàm ngay vị trí răng đã mất
  • Bước 2: Gắn bệ đỡ răng giả (abutment) phía trên implant
  • Bước 3: Gắn mão sứ lên trên bệ đỡ răng giả để tạo thành một răng hoàn chỉnh

Cấy ghép Implant khá an toàn, tỷ lệ thành công cao và có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp mất răng.

 

Làm cầu răng sứ là gì?

Trong phương pháp làm cầu răng sứ, nha sĩ sẽ sử dụng một cầu nối gồm ít nhất 3 răng liên tiếp (cho trường hợp chỉ mất một răng) chụp lên 2 răng lành lặn nằm 2 bên vị trí răng đã mất. Để cầu răng trụ vững, hai răng kế bên sẽ bị mài mòn để làm trụ cầu.

So sánh hai phương pháp

Khác với Implant, làm cầu răng sứ không phải là phương pháp tối ưu vì không có răng giả nào thay thế chỗ răng đã mất, đồng thời phải tác động xâm lấn đến những răng lành lặn.

Hãy cùng xem qua bảng so sánh 2 phương pháp cải thiện răng đã mất dưới đây:

 

Làm cầu răng sứ

Cấy ghép Implant

– Răng mới sau khi làm có tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên sau một thời gian có thể giảm – Răng mới trông giống răng thật, có độ bền và tính thẩm mỹ giữ nguyên theo thời gian
– Không có răng mới được thay thế mà chỉ có thân răng được phục hồi – Răng giả mới thay thế răng cũ về cả thẩm mỹ và chức năng
– Chỉ phục hồi được thân răng, chân răng không được hồi phục trong lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương. – Không bị tiêu xương
– Kém an toàn vì phải gây xâm lấn đến những răng lành lặn, có thể làm giảm khả năng nhai. – An toàn, không cần xâm lấn đến những răng bên cạnh. Tuy nhiên có thể gặp trường hợp áp xe.
– Chỉ áp dụng cho trường hợp mất 1 hoặc vài răng. Không áp dụng được cho trường hợp mất nhiều răng hoặc cả hàm vì không đủ răng để làm trụ cầu.

– Ngoài ra, phương pháp này không thể áp dụng trong trường hợp mất răng số 7.

– Có thể áp dụng được trong hầu hết các trường hợp mất răng.
– Tuổi thọ của cầu răng kém hơn Implant – Răng giả Implant có thể tồn tại suốt đời, thậm chí vững chắc hơn răng thật
– Chất lượng răng có thể giảm sau một thời gian – Tỉ lệ thành công cao (97-100%) sau 10 năm
– Răng có thể bị vàng sau một thời gian – Răng vẫn trắng sáng
– Nguy cơ mắc bệnh răng miệng: vì chỉ có thân răng được ghép vào mà không có chân răng nên thức ăn vẫn có thể vướng vào, gây ra sưng, viêm lợi, hôi miệng nha chu,… – Răng mới tốt như răng cũ, không bị vướng vào các nguy cơ như làm cầu răng
– Tiết kiệm chi phí – Là phương pháp tối ưu nhất, do đó cũng tốn kém hơn các phương pháp làm răng giả khác

 

Với những đặc điểm tối ưu trên, đa số các nha sĩ sẽ khuyên bạn nên cấy ghép implant. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa và mong muốn cá nhân mà bạn có thể nhờ nha sĩ tư vấn để chọn được phương pháp làm răng giả thích hợp nhất cho mình.

Mọi vấn đề cần được tư vấn thêm về Trồng răng Implant bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa AquaCare để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tình và miễn phí từ đội ngũ Y Bác sĩ trồng răng Implant chuyên nghiệp của chúng tôi.

Tên của bạn

Địa chỉ Email