Hôi Miệng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hôi Miệng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hơi thở có mùi khó chịu hay được gọi là triệu chứng hôi miệng thường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tình trạng hôi miệng có thể phản ánh việc bạn vệ sinh răng miệng kém hoặc nó cũng là một trong những triệu chứng của các bệnh khác nhau.

Vậy nguyên nhân do đâu mà hơi thở có mùi khó chịu và cách điều trị để bạn có lại hơi thở thơm tho là gì? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém

Theo các chuyên gia cho biết, việc vệ sinh răng miệng kém được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng. Ước tính có khoảng 100 triệu vi khuẩn sinh sống trong miệng và 15 loại trong đó được cho là có liên quan đến mùi khó chịu của hơi thở. Do đó, nếu bạn không loại bỏ các mảnh thức ăn thừa trong miệng sau khi ăn, sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và đây chính là căn nguyên của mùi hôi.

Hơi thở hôi dai dẳng hoặc có mùi vị khó chịu có thể là dấu hiệu đáng cảnh báo của bệnh nha chu. Bệnh nướu răng là do sự tích tụ các vi khuẩn, các mảng bám trên răng gây ra. Các vi khuẩn này hình thành nên các độc tố và gây kích ứng nướu răng. Nếu bệnh nướu răng tiếp tục không được chữa trị, nó có thể làm tổn thương rất nghiêm trọng đến nướu răng và xương hàm.

bệnh nha chuNgoài ra, nếu tình trạng hôi miệng kết hợp với việc đau, chảy máu chân răng thì có thể bạn đã bị viêm nướu. Đây là một bệnh lý về răng miệng có nhiều diễn biến phức tạp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn không phát hiên ra và để bệnh tiến triển lâu dần thì bệnh sẽ rất dễ dàng chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.

Đến lúc đó, tình trạng hôi miệng ngày càng nặng hơn kéo theo rất nhiều hệ quả do viêm nha chu gây ra như răng lung lay, tiêu xương ổ răng hay nghiêm trọng hơn là mất răng hàng loạt.

Tình trạng khô miệng

Tình trạng bệnh khô miệng (còn gọi là chứng khô miệng) cũng có thể gây hôi miệng. Nước bọt rất cần thiết để làm ẩm miệng, trung hòa axit được sản xuất bởi mảng bám, và rửa sạch các tế bào chết tích lũy trên lưỡi, nướu răng, và bên trong hai bên má. Nếu những vi khuẩn, mảng bám không được loại bỏ, các tế bào này phân hủy và có thể gây ra hơi thở hôi. Bệnh khô miệng có thể được gây ra do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc khác nhau mà bạn uống trong cuộc sống hằng ngày như thuốc huyết áp, lợi tiểu, chống dị ứng,…

Tâm lý không ổn định

Đây được xem là trường hợp ít xảy ra nhưng vẫn có người gặp phải. Khi tâm trạng bạn bất ồn, tình trạng hôi miệng vẫn có thể xuất hiện. Đặc biệt, khi căng thẳng, cơ thể bạn sẽ xuất hiện hiện tượng tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, lòng bàn tay đổ mồ hôi, điều đó sẽ khiến khoang miệng bị khô và có mùi.

Các bệnh lý khác

Một số căn bệnh như bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

  • Gan bị suy giảm chức năng gây nóng gan sẽ làm bốc hỏa lên khoang miệng gây mùi hôi khó chịu, nhất là người bệnh xơ gan sẽ gây mùi hôi như tỏi và trứng thối.
  • Bệnh tiểu đường do nhiễm acetone và ketone sẽ làm cho miệng bạn có mùi khó chịu như mùi trái cây bị chua.
  • Bệnh viêm họng hạt cấp mạn, viêm amidan một hoặc hai bên là một trong những nguyên nhân chính khiến cho hơi thở khó chịu.

Các thói quen xấu ảnh hưởng đến hôi miệng

Nếu bạn bị hôi miệng và có 1 trong những thói quen dưới đây thì chắc chắn chính nó là nguyên nhân khiến hơi thở bạn không được thơm tho.

Các thói quen xấu ảnh hưởng đến hôi miệngUống ít nước

Khi khoang miệng không đủ lượng nướ để làm ẩm và tiêu diệt vi khuẩn thì hôi miệng sẽ “gõ cửa” bạn.

Lạm dụng uống cafe

Bạn không nên quá lạm dụng cà phê bởi chúng có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt và làm miệng nhanh khô hơn.

Không thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần

Nghiên cứu của Bioteca (Hàn Quốc) chỉ ra, sau 3 tháng bàn chải đánh răng trở thành ổ chứa của 4 triệu vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn E-coli trong phân người.

Hút thuốc

Hãy thử để ý xung quanh bạn xem, những người có thói quen hút thuốc lá thường hơi thở của họ có mùi rất khó chịu vì theo DailyMail, hút thuốc có thể làm khô miệng và gia tăng nguy cơ các bệnh về nướu răng.

Thở bằng miệng

Khi thở bằng miệng trở thành thói quen, miệng của bạn mở trong thời gian dài, nó sẽ bị khô và khô miệng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Làm thế nào để đánh bay tình trạng hôi miệng?làm thế nào để không hôi miệng?

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt

Việc chăm sóc răng miệng hằng ngày thật tốt sẽ giúp bạn đánh bay hết các mảng bám, loại bỏ những vi khuẩn có trong khoang miệng từ đó chúng không thể gây ra mùi khó chịu trong miệng của bạn nữa. Hãy chải răng theo lời khuyên của các chuyên gia 2 lần 1 ngày với kem đánh răng có chứa chất fluoride để loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm và mảng bám.

Hãy súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước sạch sau khi ăn để hạn chế mảng bám của thức ăn trên răng.

Bên cạnh đó, sau mỗi 2-3 tháng hoặc sau khi bị bệnh, bạn nên thay bàn chải đánh răng mới. Với những người sử dụng răng giả, bạn cũng nên làm sạch răng thật kỹ, nhất là sau bữa ăn cuối ngày nhé.

Thăm khám nha sĩ định kỳ

Bạn nên đi khám nha sĩ thường xuyên – ít nhất 2 lần một năm. Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng, làm sạch răng chuyên nghiệp và sẽ có thể phát hiện cũng như điều trị bệnh nha chu, khô miệng hoặc các vấn đề khác có thể là nguyên nhân của mùi hôi miệng.

Từ bỏ thói quen xấu và làm những thói quen tốt

  • Từ bỏ hút thuốc cũng như việc lạm dụng uống quá nhiều cà phê.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để khoang miệng luôn được làm ẩm.
  • Nhai kẹo cao su (tốt nhất là bạn nên nhai kẹo cao su không đường)
  • Sử dụng chỉ nha khoa (Dental Floss) để loại bỏ những mảng bám thức ăn kẹt ở đó.
  • Với nguyên nhân bị hôi miệng xuất phát từ bệnh lý cơ thể thì cần được thăm khám một cách cụ thể bởi bác sỹ chuyên khoa để đưa ra một phương pháp điều trị tốt nhất.

 

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn cũng biết cách làm thế nào để giữ hơi thở không có mùi khó chịu rồi phải không nào. Đừng để hôi miệng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày của bạn nhé.

Mọi vấn đề cần được tư vấn thêm về Viêm Nha Chu bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa AquaCare để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tình và miễn phí từ đội ngũ Y Bác sĩ điều trị Viêm Nha Chu của chúng tôi.

Tên của bạn

Địa chỉ Email