PHỤC HÌNH VỚI RĂNG SỨ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

PHỤC HÌNH VỚI RĂNG SỨ LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Hiểu đơn giản mão răng sứ là một răng sứ đơn lẻ, được chỉ định để điều trị thay thế cho những răng bị sâu nặng, răng chữa tủy, hoặc răng bị chấn thương. Điều kiện để thực hiện mão răng sứ là phải còn chân răng thật. 

Răng sứ là một loại răng rất đặc biệt. Nó được chế tạo bởi một quy trình phức tạp, kỹ lưỡng với hệ thống máy móc hiện đại. Nó là sản phẩm đặc biệt giữa sự điều trị trên lâm sàng của bác sĩ nha khoa với kỹ thuật viên làm việc tại Nha khoa Aquacare.
Gồ̀m có 2 kiể̉u răng: Mão răng và Cầu răng
1. Mão răng:
Hiểu đơn giản mão răng sứ là một răng sứ đơn lẻ, được chỉ định để điều trị thay thế cho những răng bị sâu nặng, răng chữa tủy, hoặc răng bị chấn thương. Điều kiện để thực hiện mão răng sứ là phải còn chân răng thật.

Mão răng sứ có thể được thực hiện cho nhóm răng cửa trước hoặc cho nhóm răng hàmMão răng bao phủ và bọc lấy răng, đồng thời được gắn dính trên răng bởi xi măng gắn. Vì mão răng bao phủ toàn bộ bề mặt bên ngoài của răng, nên mão răng nếu thực hiện tốt, sẽ tạo nên hình dạng ngoài mới của răng.
Mão răng như một cách để tái tạo lại một răng bị sâu hay bị bể để răng có lại được hình dạng lúc đầu. Mão răng cũng là cách để giúp răng chắc hơn và là một phương pháp cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ cho răng.
2. Cầu răng
Cầu răng được dùng để thay thế một hay nhiều răng thật bị mất, bằng cách bắc cầu giữa hai răng.Cầu răng là một kiểu răng giả, gồm một nhịp cầu được nối với hai mão răng hai bên để thay thế răng mất. Hai mão trên hai răng trụ kế bên vùng mất răng được gắn dính và giữ chặt nhịp cầu trên các răng hai bên. Cầu răng có thể thực hiện từ 3 đến 14 đơn vị răng. Cầu răng có thể thực hiện cho cả nhóm răng cửa và nhóm răng hàm.
Cầu răng phải có ít nhất là 3 răng, bao gồm 2 răng trụ và một răng ở giữa thay thế cho răng đã bị mất. Cũng có những cầu răng rất dài, nhiều hơn 3 đơn vị răng.
Răng sứ được chế tạo bởi vật liệu gì? 
Cấu tạo của răng sứ gồm hai phần: lớp khung sườn ở bên trong và lớp sứ ở bên ngoài.
Răng sứ có thể được chia thành 2 loại cơ bản: loại có sườn bằng kim loại (có thể gọi là răng sứ- kim loại) và loại có sườn bằng sứ (răng toàn sứ).
1. Răng sứ – kim loại:
Lớp khung sườn của loại răng sứ này được chế tạo từ kim loại (Niken) hoặc hợp kim: Niken – Coban; Niken – Crom; Niken – Titanium,…
Niken là một kim loại màu trắng bạc, bề mặt bóng láng. Niken nằm trong nhóm sắt từ. Đặc tính cơ học: cứng, dễ dát mỏng và dễ uốn, dễ kéo sợi.

Ở điều kiện bình thường, nó ổn định trong không khí và trơ với ôxi nên thường được dùng làm tiền xu nhỏ, bảng kim loại, đồng thau, v.v.., cho các thiết bị hóa học, và trong một số hợp kim, như bạc Đức (German silver). Niken có từ tính, và nó thường được dùng chung với cô ban, cả hai đều tìm thấy trong sắt từ sao băng. Nó là thành phần chủ yếu có giá trị cho hợp kim nó tạo nên. Niken là một trong năm nguyên tố sắt từ.
Do kim loại dễ biến đổi (oxy hóa) trong môi trường miệng, răng sứ kim loại thường dễ bị đổi màu, có đường viền xám ở phần cổ răng và nướu sau một thời gian sử dụng. Một số kim loại có thể gây dị ứng gây viêm đường nướu răng.
Ưu điểm của răng sứ kim loại là chi phí tương đối tiết kiệm và có thể làm được cầu răng dài. Kim loại làm sườn răng có thể bằng các loại hợp kim sau:
· Hợp kim Niken-Crom (kim loại thường nguyên chất): có ưu điểm là chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, Niken có thể gây dị ứng với một số người.
· Hợp kim Niken-Crom-Titan: thường được gọi là răng sứ Titan. Titan làm cho răng sứ trở nên nhẹ hơn, nhất là với trường hợp cầu răng dài; và làm chậm quá trình oxy hóa của kim loại nên tuổi thọ của răng sứ kéo dài hơn (gấp khoảng 3 -4 lần răng sứ kim loại thường).
2. Răng toàn sứ:

Một loại vật liệu công nghệ cao là Zirconium Oxide, với các đặc tính cứng chắc và tương hợp sinh học đã được sử dụng rộng rãi trong những ngành công nghệ cao (như chế tạo vỏ phi thuyền, thắng đĩa trong xe đua, thiết bị điện tử cao cấp) và y tế ( khớp hông nhân tạo).
Ngày nay vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong nha khoa nhờ công nghệ CERCON Smart Ceramics để tạo ra răng toàn sứ Cercon – Zirconia.

Cercon – Zirconia trong ngành nha khoa là một loại sứ đặc biệt, có độ cứng, độ chịu nén, độ chịu uốn cong rất cao so với sứ sườn kim loại truyền thống và được áp dụng vào việc làm ra sườn răng sứ.
Răng sứ Cercon – Zirconia: là tên thương mại độc quyền của Hãng Densply – Degudent của Đức và đây là công ty nha khoa đầu tiên trên thế giới nghiên cứu ra loại vật liệu này và sử dụng công nghệ thông tin vào trong việc quét hình ảnh hàm răng và thiết kế ra răng sứ cho từng bệnh nhân.
Các thuộc tính khác của sứ Cercon – Zirconia như đề kháng với sự tạo mảng bám trên bề mặt răng – giúp răng sạch bóng; không tương tác với các vật liệu khác trong miệng và khả năng cách ly nóng lạnh; và đặc biệt là tính tương hợp với mô nướu răng gần như hoàn toàn giúp cho phục hình với Cercon – Zirconia tương hợp gần như hoàn toàn (giống răng thật) trong môi trường miệng.
3. Ngoài ra, một số kim loại quý (như hợp kim vàng Au-Pt,hợp kim Bạc Ag-Pd,…) cũng có thể được sử dụng để chế tạo răng sứ.
Đặc điểm nổi bật của loại răng sứ này là độ bền cao, tính tương thích với mô nướu răng tốt hơn so với kim loại hoặc hợp kim kim loại thường. Tuy nhiên, chi phí để làm loại răng sứ này khá cao mà nếu so sánh về mặt chức năng, thẩm mỹ thì không thể bằng với răng toàn sứ Cercon – Zirconia.
Thời gian thực hiện phục hình sứ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, số lượng răng, vị trí răng cần phục hình cũng như chủng loại sứ mà bạn lựa chọn.
Tuy nhiên có thể dự đoán tương đối chính xác thời gian hoàn thành như sau:
1. Chữa tủy răng (nếu có):1 – 4 lần đến nha khoa (4 ngày)

Trong điều trị nha khoa, nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tủy răng.
Bởi vì: Những răng đã lấy tủy sẽ không còn được khỏe và rắn chắc như những răng còn tủy. Có thể so sánh độ bền dẻo giữa một cây đang sống (xanh tươi) với một cây gỗ (cây đã chết ). Có thể thời gian đầu mức độ chịu lực, dẻo dai không chênh lệch đáng kể nhưng sẽ có sự thay đổi lớn sau 8 – 10 năm. Răng sống (răng còn tủy) và răng chết (răng đã chữa tủy) cũng tương tự như vậy.

2. Làm răng sứ: (mão, cầu răng,…): từ 2 – 5 lần đến nha khoa (2 – 5ngày). Cụ thể các lần hẹn như sau:
+ Lần 1: Mài cùi – lấy dấu. Những răng cần bọc sứ sẽ được mài nhỏ theo tiêu chuẩn. Đây là lần điều trị mất nhiều thời gian nhất (từ 30 phút đến khoảng 3 tiếng, tùy theo số lượng răng được điều trị).
+ Lần 2: Thử sườn. Lớp sườn phía trong sẽ được thử trong lần hẹn này để đảm bảo đạt được độ chính xác cao nhất về mặt kỹ thuật.
+ Lần 3: Thử sứ. Trong lần hẹn này, răng sứ đã được làm hoàn thành. Răng sứ sẽ được gắn để thử về chức năng ăn nhai, chỉnh sửa thẩm mỹ (màu sắc, hình dạng).
Sau khi thử sứ thành công, răng sứ sẽ được gắn tạm để bệnh nhân về ăn nhai thử trong vòng từ 2 – 3 ngày. Sau đó sẽ được gắn thật. Lúc này, quy trình làm răng sứ đã hoàn tất.
Đối với những trường hợp làm răng sứ thẩm mỹ, do đòi hỏi về thẩm mỹ cao nên cần từ 1 -2 ngày để điều chỉnh về mặt thẩm mỹ (màu sắc, hình dáng), đến khi bệnh nhân thật sự hài lòng mới tiến hành gắn thử.
3. Phục hình răng sứ trên implant tùy trường hợp sẽ cộng thêm từ 1 – 3 ngày so với các ca điều trị thông thường.
Khi có điều trị tủy răng + phục hình, tổng thời gian điều trị có thể sẽ là: Thời gian chữa tủy + Thời gian phục hình. (Thông thường khi kết hợp cùng một lúc thì thời gian điều trị sẽ rút ngắn đi.)
Tuy nhiên khi lên kế hoạch làm răng, Bạn nên dự phòng từ 1 – 2 ngày, thậm chí 3 – 4 ngày đối với trường hợp làm nhiều răng để bác sĩ có thời gian theo dõi, chỉnh sửa phục hình sau vài hôm ăn nhai.
Với trường hợp có nhổ răng, thông thường cần thời gian lành thương từ 7 – 10 ngày, bạn nên lưu ý khi lên kế hoạch điều trị.
Trong thời gian chờ vết thương lành, bạn có thể nhờ bác sĩ làm cho bạn răng tạm để có thể đi giao tiếp và không gián đoạn công việc.