NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

NIỀNG RĂNG MẶT TRONG

Tình trạng răng bị hô, móm, mọc lộn xộn không chỉ làm mất thẩm mỹ cho khuôn mặt còn là nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn gây khó khăn cho việc ăn nhai. Niềng răng là chỉ định thích hợp. Tuy nhiên, những khí cụ niềng răng “nổi bật” trên cung hàm ít nhiều khiến người sử dụng cảm thấy e ngại trong thời gian chỉnh nha. Niềng răng mặt trong là sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý.

Niềng răng mặt trong

AI PHÙ HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG MẶT TRONG ?

Kỹ thuật này được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân muốn điều chỉnh lại khớp cắn, phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng:

  • Răng hô, móm, răng mọc lệch lạc.
  • Răng mọc sai khớp cắn
  • Khoảng cách giữa các răng thưa nhau

Niềng răng mặt trong

TẠI SAO LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG MẶT TRONG ?

Với việc sử dụng những khí cụ chỉnh nha bằng kim loại điều chỉnh lực kéo tác dụng lên răng giúp các răng di chuyên đến vị trí mong muốn.

1.  Thẩm mỹ

Thay vì sử dụng những khí cụ chỉnh nha gắn lên bề mặt ngoài của răng, niềng răng mặt trong lại khéo léo “giấu” chúng vào mặt sau của răng. Nên nhìn đối diện, người khác không thể nhận ra bạn đang đeo niềng răng.

2.   Răng dịch chuyển ổn định

Lực kéo tác dụng lên các răng được sự kiểm soát bởi các bác sĩ nên một mặt vừa đảm bảo di chuyển các răng và mặt khác lại không gây tổn thương xương hàm. Thời gian điều trị theo đó cũng đúng với phác đồ bác sĩ đã lên trước đó.

3.   Niềng răng không đau

Mắc cài được thiết kế tinh vi dựa trên những thông tin răng hàm của bệnh nhân nên có khả năng giảm mỏi cao và tự động giảm thiểu ma sát. Do vậy, khi khí cụ tác dụng lực co kéo ổn định lên răng bệnh nhân sẽ không thấy đau đớn hay ê buốt. Bệnh nhân vẫn được thoải mái ăn uống trong quá trình chỉnh nha.

4.   Tiết kiệm tối đa thời gian chỉnh nha

Tần suất tác động xen kẽ giữa lực kéo và nghỉ rất nhịp nhàng, giúp răng sau khi di chuyển vẫn có thời gian để ổn định. Sự luân phiên này diễn ra liên tục trong quá trình đeo mắc cài và được kiểm soát bởi sự tính toán của các bác sĩ.

QUY TRÌNH NIỀNG RĂNG MẶT TRONGNiềng răng mặt trong là kỹ thuật khá khó đòi hỏi bác sĩ cần đủ chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện:

1.   Thăm khám và tư vấn

–   Bác sĩ thăm khám và chụp phim tổng quát kiểm tra tình trạng răng, toàn hàm cũng như đo đạc chiều cao, mật độ xương hàm như thế nào.

–   Khi đã tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, bác sĩ chỉ định phương pháp niềng răng mặt trong cho bệnh nhân. Đồng thời cũng trao đổi rõ ràng những vấn đề liên quan đến phương pháp này giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn.

2.   Lấy dấu hàm, lên phác đồ điều trị

– Bác sĩ tiến hành lấy những thông số dấu hàm cụ thể trên răng bệnh nhân. Dưa vào kết quả thăm khám và chụp phim để lên phác đồ điều trị phù hợp.

– Sau đó chuyển cho các kỹ thuật viên dựa theo những thông tin răng hàm mà chế tạo các khí cụ niềng răng tương thích.

3.   Đeo mắc cài

– Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài lên răng bệnh nhân, đeo thun định hình và tạo lực kéo.

4.   Theo dõi chỉnh nha

– Hoàn tất quá trình, bác sĩ hẹn lịch tái khám kiểm tra định kỳ cho bệnh nhân. Thông thường sau khoảng 3 tuần, bệnh nhân đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra độ dịch chuyển của các răng và thay dây thun định hình gia tăng lực kéo.

Niềng răng mặt trong

THẮC MẮC THƯỜNG GẶP KHI NIỀNG RĂNG

  1. Niềng răng mặt trong có làm tổn thương đến răng ?

– Trước khi chế tạo mắc cài và đep lên răng cho bệnh nhân, bác sĩ đã tính toán kỹ lưỡng lực tác động và thời gian điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, phương pháp này. Bên cạnh đó, phương pháp này điều chỉnh răng và khớp cắn dựa trên sự thích nghi của xương hàm dựa trê lộ trình di chuyển của răng nên răng dịch chuyển tới đâu, xương hàm ổn định tới đó. Vì vậy, trong thời gian niềng răng vẫn chắc khỏe như bình thường.

  1. Thời gian niềng răng mặt trong có lâu không ?

– So với các phương pháp khác, thời gian chỉnh nha thường dao động từ 2-3 năm nhưng niềng răng mặt trong  chỉ mất của bạn khoảng 2 năm là hoàn thành.