BỌC RĂNG SỨ CÓ GÂY HẠI GÌ CHO SỨC KHỎE KHÔNG ?

BỌC RĂNG SỨ CÓ GÂY HẠI GÌ CHO SỨC KHỎE KHÔNG ?

Bác sĩ Nha khoa cho em hỏi, bọc răng sứ có gây hại cho sức khỏe không ,và độ bền của răng sứ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào ?

Bác sĩ ơi, răng cháu bị nhiễm kháng sinh từ bé,và răng rất vàng bây giờ cháu có ý định muốn đi bọc răng thẩm mỹ. BS Nha Khoa cho cháu xin lời khuyên với ạ.
– Bọc răng sứ thì có hại cho sức khỏe và có để lại di chứng gì không ạ?
– Bọc như vậy thì có ảnh hưởng đến chân răng không?
– Quy trình bọc răng sư như nào, có lâu không?
– Cháu nên bọc loại răng sứ nào thì tốt?
– Bọc răng như vậy thì có bị tụt ra không?
Cháu xin cảm ơn BS!
(Longnhan – longnhan167…@gmail.com)
BS 

Ảnh minh họa
Bạn Long thân mến,
Với những thắc mắc của bạn, Bác sĩ Nha khoa xin trả lời như sau:
1. Bọc răng sứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn và cũng không có biến chứng gì ngoại trừ việc khi bạn mài nhỏ răng để bọc răng sứ có thể vào đến tủy, phải lấy tủy, răng sẽ không còn khỏe như trước. Và bạn phải đi boc răng sứ lại theo định kì của bác sĩ nha khoa
Tất nhiên răng sứ cũng là 1 loại răng giả không thẻ bằng răng thật được nên có vài điểm sẽ hơi bất tiện như tuyệt đối không được ăn đồ cứng như sụn, nhai đá… Ngoài ra vì là răng giả nên có thời gian sử dụng nhất định, không bền cả đời được vì tuổi càng cao thì môi trường răng miệng bị thay đổi, chưa kể đến việc răng sứ làm sai kỹ thuật thì sẽ phải thay răng mới sớm hơn nhiều. Có nhiều trường hợp răng tồn tại được 20 năm, nhưng thường là răng sau không đòi hỏi thẩm mỹ nhiều, còn răng trước đòi hỏi thẩm mỹ nhiều thì chỉ cần tụt nướu 1 chút, viêm nướu 1 chút đã là vấn đề.
2. Bọc răng nếu đúng cách thì không bị tụt ra vì xi-măng gắn là loại gắn vĩnh viễn, muốn lấy ra chỉ có thể cắt bỏ răng sứ thành nhiều phần rồi lấy ra từ từ. Tuy nhiên nếu răng bạn có chiều cao quá thấp không đủ sức giữ răng lâu dài hoặc khi mài răng bác sĩ mài hơi nhiều thì răng vẫn có thể sút ra, nếu răng còn nguyên thì chỉ cần gắn xi-măng lại là được còn nếu răng sứ đó đã bị hư hỏng gì đó thì phải làm lại.
3. Bọc răng sứ chỉ mài thân răng, không ảnh hưởng gì chân răng. Bác sĩ nha khoa sẽ không mài sâu ,chỉ mài vừa đủ để thích hợp lắp răng sứ
4. Bọc sứ loại nào thì tùy khả năng bạn lo được chi phí tới mức nào thôi. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn thêm trực tiếp sẽ rõ ràng hơn. Nhìn chung thì các loại răng sứ có giá khác nhau chủ yếu ở phần lõi kim loại hay lõi sứ bên trong, còn lớp sứ bên ngoài như nhau. Không có loại nào là tốt nhất mà chỉ có loại nào phù hợp nhất với khả năng và nhu cầu của bạn.
 
5. Bọc răng sứ thì trước tiên bác sĩ mài răng nhỏ lai 1 chút, lấy dấu răng gửi cho kỹ thuật viên (KTV). KTV sẽ đúc lõi răng sứ trước là phần ôm sát vào phần cùi răng còn lại, bác sĩ thử sườn (lõi răng sứ) nếu không có vấn đề gì thì KTV đắp sứ lên trên sườn, điêu khắc, pha màu rồi đem nướng cứng và giao lại cho bác sĩ để gắn cho bệnh nhân. Nếu chỉ làm một răng thì tốn khoảng 3 lần hẹn trong 1 tuần, còn làm nhiều răng thì tần số chỉnh sửa sẽ cao hơn nên có thể tốn nhiều thời gian hơn, còn nếu phải lấy tủy nữa thì số lần hẹn càng nhiều hơn.
Tiếp theo bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn thêm cho bạn về độ bền của rắng sứ phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khác như : chất liệu răng sứ mà bạn lựa chọn trong điều trị , chất lượng cùi răng ( răng đã được mài nhỏ để làm răng sứ lên ) , chế độ ăn nhai và giữ gìn của bệnh nhân, vị trí của răng…
1 : Chất liệu răng sứ
Răng sứ được cấu tạo gồm 2 thành phần là sườn ( lõi phía trong của răng ) và lớp sứ phủ bên ngoài
Có thể chia răng sứ thành 2 loại chính là :
– Răng sứ kim loại : sau 1 thời gian sử dụng từ 3 – 4 năm, lõi kim loại sẽ bị ô xy hóa, gây đen cổ răng , mất thẩm mỹ ở vùng răng cửa. Sau khi bị ô xy hóa, có thể làm lại để thay thế, nhưng nếu không có điều kiện hoặc không thích làm lại thì việc ăn uống sinh hoạt vẫn bình thường, không ảnh hưởng gì
– Răng sứ không kim loại ( răng toàn sứ ) : răng toàn sứ ( sứ không kim loại ) khắc phục được nhược điểm của răng sứ kim loại , nó không bị ô xy hóa hay gây ra tác dụng phụ gì với mô, nướu răng . Trừ khi vỡ hoặc mẻ sứ thì nó có thể có tuổi thọ ngang với răng thật.
 
2 : Chất lượng cùi răng : khi điều trị làm chụp sứ, răng cần điều trị sẽ được mài nhỏ đi. Thường là mài hết lớp men răng , sau đó mão sứ được dùng để thay thế lớp men răng đó . Kỹ thuât mài cùi của bác sĩ quyết định chính đến độ bền của cùi răng, nó được mài theo tiêu chuẩn nhất định , không được mài quá nhiều và cũng không nên quá ít .
Nếu mài quá nhiều, sẽ gây kích ứng tủy răng trong quá trình sử dụng – đối với răng sống ( không điều trị tủy ) , sẽ làm cho cùi dễ bị gãy trong quá trình sử dụng – nếu đã diệt tủy
Mài đi quá ít, sẽ làm cho răng sứ không đẹp và dễ gây kênh khớp cắn khi lắp răng sứ vào , việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và dễ gây vỡ răng sứ do khi cắn sẽ chạm với răng đối diện
Vì thế, đối với những răng không phải chữa tủy , còn cứng chắc và được bọc răng toàn sứ thì sẽ có độ bền như răng thật . Đối với những răng đã chữa tủy thì tuổi thọ của răng sẽ giảm theo thời gian vì tủy răng là nguồn sống của răng , chữa tủy răng sẽ làm cho răng bị vôi hóa và dễ gãy theo thời gian
3 : Vị trí của răng : khu vực răng cửa , răng hàm
Vị trí của răng bị ảnh hưởng bởi ngoại lực tác động lên răng ( lực nhai ) . Răng hàm chịu tác động lớn từ lực nhai ( khi nhai dùng răng hàm ) nên tuổi thọ của nó có thể giảm
4 : Mô răng còn lại nhiều hay ít : đối với răng bị chấn thương gây vở lớn hoặc  sâu nhiều, mô răng còn lại ít thì tuổi thọ của cùi răng cũng giảm. Có nhiều trường hợp mô răng bị vở nhiều, phải làm chốt , cùi giả bằng kim loại để tạo độ vững và bám cho chụp răng sứ.
5 : Chế độ ăn nhai : Một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên độ bền của răng sứ phụ thuộc vào chế độ ăn nhai, giữ gìn của bệnh nhân sau khi điều trị. Răng bọc mão sứ, cũng như răng thật, chúng tôi khuyên nên tránh va đập cũng như ăn, cắn những đồ cứng
Thân chào bạn!