CHỈNH NHA: CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Tại sao phải chỉnh nha? Những lợi ích từ việc chỉnh nha?
Nên chỉnh nha bởi nhiều lí do:
Chỉnh để có khớp cắn chuẩn.
Chỉnh để giải quyết các rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm.
Chỉnh vì lí do thẩm mỹ: Nắn hàm răng thẳng đều, cải thiện thẩm mĩ khuôn mặt.
Cải thiện các vấn đề về phát âm
Đặc biệt đối với người lớn, những người có vấn đề về nha chu, chỉnh nha giúp cho việc làm răng giả đạt kết quả tốt nhất.
2. Những dấu hiệu nào cảnh báo cần phải chỉnh nha?
Răng không thẳng hàng
Có khoảng cách giữa hai hàm.
Có lệch lạc khớp thái dương hàm.
Lý do thẩm mỹ.
3. Có gì khác trong chỉnh nha giữa người lớn và trẻ em?
Sự khác nhau chủ yếu liên quan đến sự phát triển xương hàm
Ở trẻ em: Chỉnh nha trong quá trình phát triển xương hàm cho phép chỉnh được xương hàm, chỉnh được khoảng cách sai lệch giữa hai hàm.
Ở người lớn: Quá trình phát triển xương hàm đã kết thúc. Có những lệch lạc khớp cắn do việc nhổ răng sớm, không có chỉ định. Nên chỉnh nha ở giai đoạn này giúp cho chức năng ăn nhai trở lại bình thường. Răng không bị tổn thương, không dẫn đến việc phải trồng răng
4. Có bao nhiêu phương pháp được dùng trong chỉnh nha? Đó là những phương pháp nào?
Có nhiều phương pháp và phụ thuộc vào mức độ lệch lạc cũng như độ tuổi chỉnh nha. Người ta phân ra 2 loại hàm đeo:
Hàm đeo chỉnh chức năng.
Hàm đeo cố định.
5. Kẹp răng là gì? Tại sao phương pháp này được sử dụng nhiều trong chỉnh nha?
Điều trị chỉnh nha bằng gắn các hạt mắc cài cố định
Hàm dẻo tháo lắp được chỉ định trong thời kỳ tiền chỉnh nha nhằm đảm bảo không có vấn đề về khớp thái dương hàm.
Không phương pháp nào được sử dụng nhiều hơn phương pháp nào, mà mỗi một phương pháp dược chỉ định phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
6. Nên kẹp răng ở lứa tuổi nào?
Điều này phụ thuộc vào từng mức độ lệch lạc gặp phải.
Thông thường điều trị chức năng được chỉ định sớm.
Điều trị chỉnh nha tổng thể với hàm nắn cố định thường đuợc chỉ định muộn hơn.
7. Thời gian trung bình mang kẹp răng?
Thông thường, thời gian trung bình đối với hàm nắn cố định là 2,5 năm điều trị tích cực và 1 năm điều trị duy trì kết quả đã đạt được.
Đối với các hàm chức năng, thời gian có thể kéo dài hơn vì tùy vào quá trình phát triển xương hàm